Trang chủ Kiến Thức trị sẹo Quy trình chuẩn xử lý vết thương bị trầy xước không để lại sẹo

Quy trình chuẩn xử lý vết thương bị trầy xước không để lại sẹo

Không ít người gặp lúng túng trong quá trình xử lý da bị xây xước do ngã xe hay sinh hoạt hằng ngày. Nếu làm không tốt, vết trầy xước có nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Đừng bỏ qua 4 bước xử lý vết thương bị trầy xước đúng cách, giúp vết thương của bạn nhanh chóng phục hồi và tránh để lại sẹo.

Một số người khi bị trầy xước thường chủ quan và không xử lý đúng cách sẽ để lại sẹo khác màu, thậm trí là sẹo lồi trên da. Vì vậy khi có vết trầy xước trên da, mọi người cần biết quy trình chuẩn xử lý vết thương bị trầy xước sau đây để tránh để lại sẹo xấu sau này.

1. Quy trình chuẩn xử lý vết thương bị trầy xước không để lại sẹo

Bạn luôn luôn phải nhớ rửa tay trước khi xử lý vết thương để tránh nhiễm trùng, và để chắc chắn hơn nữa, bạn nên đeo găng tay y tế khi xử lý vết thương.

Bước 1: Làm sạch vết thương

Cần phải làm sạch vết trầy xước bằng nước muối loãng

Cần phải làm sạch vết thương bằng nước muối loãng

Khi bị vết trầy xước bước đầu tiên là làm sạch vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối loãng, tuyệt đối không dùng oxi già hay cồn rửa vết thương vì nó sẽ làm tổn thương các tế bào lành dưới lớp da tổn thương, làm chậm quá trình lành vết trầy xước.

Bước 2: Lau khô vết thương

Lau khô vết thương hở sau khi rửa bằng nước muối loãng

Lau khô là bước xử lý vết thương bị trầy xước không thể thiếu

Sau khi rửa sạch và xử lý xong bạn có thể lấy một miếng vải sạch, khăn khô để thấm nước ở vết thương (nhẹ nhàng thấm, không chà sát mạnh làm tổn thương thêm vết thương). Bạn có thể thoa thuốc kháng sinh nếu cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế, không tự ý dùng thuốc.

Bước 3: Đắp gạc vô trùng

Đắp gạc vô trùng lên vết thương

Đắp gạc dán băng keo vừa đủ chặt

Tiếp theo đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo vừa đủ chặt. Mục đích là giữ ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp không đau, da vẫn thoáng, vết thương mềm mại không đóng vảy khô, hạn chế sẹo xấu. Nên thay băng hằng ngày. Khi lấy gạc cũ nên tưới nước muối sinh lý hoặc nước cất sạch giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo ra. 

2. Lưu ý khi xử lý vết thương bị trầy xước

Cẩn trọng khi xử lý vết thương bị trầy xước

Cẩn trọng khi xử lý vết thương bị trầy xước tránh gây tổn thương sâu

– Khi bị vết thương dạng trầy xước vẫn nên kiêng một số thực phẩm có khả năng để lại sẹo như: rau muống, đồ nếp, thịt gà…

– Không được chà xát lên vết thương, sẽ làm vết thương thêm lan rộng và tổn thương nặng hơn.

– Khi vết xước có dấu hiệu đóng vảy, không được cạy hoặc cạo vảy vì sẽ làm vết thương sâu hơn và thậm chí có thể gây nhiễm trùng vết thương.

– Không bôi trực tiếp nghệ tươi lên da trầy xước vì có thể gây bỏng da do các acid có trong nghệ

– Tránh để vết trầy xước tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại, không nên dùng mỹ phẩm vào da đang bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình liền da.

– Xung quanh vết thương cần phải giữ sạch. Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp.

Nguồn: triseo.com.vn